Thành phố của bạn: Hà Nội Thay đổi
Giờ địa phương: 17:48 | 29/04/2024

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Có bao nhiêu đới khí hậu trên trái đất? Liệu có bao giờ bạn thắc mắc tại vì sao nước ta lại có khí hậu đa dạng, phong phú đến như vậy? Tại sao mẹ thiên lại ưu đãi cho đất nước ta hệ động, thực vật độc đáo, quý hiếm đến như vậy? Hãy cùng thời tiết hôm nay tìm hiểu ngay thông qua bài viết sau đây nhé.

Các đới khí hậu trên trái đất chia theo vĩ độ

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào

Các đới khí hậu trên trái đất chia theo vĩ độ

Trên trái đất có 5 vòng đai nhiệt tương ứng với 5 đới khí hậu trong đó có 1 đới nóng, 2 đới ôn hoà và 2 đới lạnh. Cụ thể:

Đới nóng (Nhiệt đới)

Giới hạn địa lý

  • Bắt đầu từ chí tuyến Bắc tới chí tuyến Nam.

Đặc điểm khí hậu

  • Có góc chiếu ánh sáng Mặt Trời khá lớn quanh năm, thời gian chiếu sáng trong năm ít chênh lệch nhau.
  • Lượng nhiệt hấp thu được khá nhiều nên quanh năm rất nóng.
  • Loại gió thổi thường xuyên: Gió Tín phong
  • Lượng mưa trung bình: từ 1000mm đến 2000mm mỗi năm

Hai đới ôn hòa (Ôn đới)

Giới hạn địa lý

  • Bắt đầu từ chí tuyến Bắc tới vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam tới vòng cực Nam.

Đặc điểm khí hậu

  • Lượng nhiệt nhận được ở mức trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
  • Lượng mưa trung bình: từ 500mm đến 1000mm mỗi năm
  • Loại gió thổi thường xuyên: Gió tây ôn đới

Hai đới lạnh (Hàn đới)

Giới hạn địa lý

  • Bắt đầu từ vòng cực bắc về cực bắc và từ vòng cực Nam về cực Nam.

Đặc điểm khí hậu

  • Khí hậu lạnh giá, có băng tuyết phủ quanh năm.
  • Lượng mưa trung bình: 500mm mỗi năm
  • Loại gió thổi thường xuyên: Đông Cực

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

Giới thiệu vị trí địa lý của Việt Nam

vị trí địa lý của Việt Nam

vị trí địa lý của Việt Nam

Khi tìm hiểu Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Không thể không tìm hiểu về vị trí địa lý của Việt Nam. Bởi vì vị trí địa lý quyết định không nhỏ đến các đặc điểm khí hậu.

Việt Nam là nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới với nhiều quốc gia khác nhau, như: phía bắc giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tổng chiều dài đường biên giới đất liền với các quốc gia là 4.550km. Quan sát ở trên bản đồ, có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam là dải đất liền có hình chữ S kéo dài từ vĩ độ 23o23' Bắc đến 8o27' Bắc, có chiều dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km, nơi hẹp nhất gần 50 km.

Những đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam

Vị trí địa lý nằm trong vành đai nội chí tuyến khiến cho Việt Nam có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn quanh năm. Khí hậu của Việt Nam chịu tác động rất lớn của lục địa Trung Hoa và Biển Đông, cụ thể:

  • Phía Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa do đó mang tính khí hậu lục địa.
  • Biển Đông gây ảnh hưởng lớn đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền.

Sự kết hợp tác động của các yếu tố kể trên làm cho khí hậu Việt Nam có các đặc điểm chính sau:

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các vùng khí hậu khác nhau rất rõ rệt.
  • Khí hậu Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây.
  • Nhiệt độ trung bình thấp hơn so với nhiều nước cùng vĩ độ ở Châu Á do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc.

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

Từ các đặc điểm chung của khí hậu tại Việt Nam, ta đã có thể xác định được Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Câu trả lời chính là : Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa

Những đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có các đặc điểm là mưa tập trung theo mùa và gió mùa. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, vào mùa này có gió mùa mùa hạ thổi. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa là gió mùa đông lạnh khô. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C với thời tiết diễn biến rất thất thường.

Các miền khí hậu của Việt Nam được phân chia như thế nào?

Tuy rằng lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới song vẫn có sự phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt.

  • Miền Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới ẩm,
  • miền Trung và Nam Trung Bộ thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa,
  • miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang các đặc điểm của khí hậu nhiệt đới xavan.

Việt Nam gồm 4 miền khí hậu, chủ yếu là miền khí hậu phía Bắc, phía Nam, miền khí hậu Trung-Nam Trung Bộ, miền khí hậu biển Đông.

Miền khí hậu phía Bắc

miền khí hậu phía Bắc

miền khí hậu phía Bắc

  • Miền khí hậu này bao gồm phần lãnh thổ ở phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Đặc điểm là sự mất ổn định với thời gian bắt đầu- kết thúc các mùa và về nhiệt độ.
  • Vùng Đông Bắc của vùng khí hậu này bao gồm đồng bằng Bắc Bộ và vùng đồi tả ngạn sông Hồng chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa ẩm, đây là vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào.
  • Vùng Tây Bắc Bộ bao gồm vùng núi từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy núi Hoành Sơn. Do được dãy núi Hoàng Liên Sơn chắn gió nên nền khí hậu của Tây Bắc ấm hơn so với vùng Đông Bắc. Tại miền núi, hướng phơi của sườn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ nhiệt- ẩm, sườn đón gió tiếp nhận lượng mưa lớn trong khi đó sườn tây tạo điều kiện đón gió phơn (Hiện tượng foehn) được hình thành khi khối khí thổi xuống thung lung.

Miền khí hậu Trường Sơn

miền khí hậu Trường Sơn

miền khí hậu Trường Sơn

Miền khí hậu này bao gồm lãnh thổ phía Đông của dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy núi Hoàng Sơn tới Mũi Dinh, mang đậm tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không diễn ra cùng lúc với mùa khô và mùa mưa của 2 miền khí hậu còn lại. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất. Miền khí hậu Trường Sơn mang những tính chất nổi bật của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

  • Vùng bắc Đèo Hải Vân có mùa đông ít mưa hơn so với miền khí hậu phía Bắc và mùa hè chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào. Mùa đông vẫn phải chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh do gió mùa đông bắc mang đến và kèm theo mưa nhiều.
  • Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có nền nhiệt cao hơn và thỉnh thoảng cũng chịu ảnh hưởng của đợt lạnh mùa đông nhưng không dài. Sự ảnh hưởng của gió Tây khô nóng tuy không lớn nhưng lại có mùa khô sâu sắc hơn.

Miền khí hậu phía Nam

miền khí hậu phía Nam

miền khí hậu phía Nam

Bao gồm lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền khí hậu phía Nam có khí hậu nhiệt đới xa van với 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ của miền này cao quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ hơn rất nhiều so với khu vực Bắc Bạch Mã. Vùng có mùa khô kéo dài, khí hậu ít khi biến động.

vùng khí hậu Biển Đông

vùng khí hậu Biển Đông

vùng khí hậu Biển Đông

Vùng khí hậu biển Đông mang các đặc tính của nhiệt đới mùa hải dương khá đồng nhất. Nơi đây thường có các dãy lốc xoáy đi từ Thái Bình Dương vào, tạo thành những cơn bão lớn.

Xem Thêm: Gió Là Gì ? Nguyên Nhân Nào Sinh Ra Hiện Tượng Gió

Chúng tôi hi vọng rằng, bài viết hôm nay đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi, Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?, cũng như mang lại cho các bạn những kiến thức đầy đủ nhất về các đới khí hậu trên trái đất. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật những kiến thức mới nhất về thời tiết nhé

Đã cập nhật 28 phút trước
Mây thưa 33.1°

C

F

Mây thưa

Cảm giác như 40.8°.

Mặt trời mọc/lặn
05:27 18:20
Thấp/Cao

25.9°/41.4°

Độ ẩm

75%

Áp suất

999 mb

Tầm nhìn

10 km

Gió

5.66 km/giờ

Điểm ngưng

28.4 °C

Chỉ số UV

0.33