Thành phố của bạn: Hà Nội Thay đổi
Giờ địa phương: 16:42 | 20/04/2024

Hiện tượng xâm nhập mặn là một trong những vấn đề đáng báo động hiện nay. Tuy vậy, nhiều người vẫn vô cùng chủ quan và điều đó vô tình khiến cho tình trạng xâm nhập mặn tăng lên đáng kể. Vậy xâm nhập mặn là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến xâm nhập mặn? Hãy cùng dubaothoitiet tìm hiểu ngay sau đây nhé

Hiện tượng xâm nhập mặn là gì?

Hiện tượng xâm nhập mặn

Xâm nhập mặn chính là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan ở trong đất​.

Hiện tượng xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt bằng nước mặn trong các tầng có chứa nước ở ven biển do sự di chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt. Nói một cách ngắn gọn hơn thì sự xâm nhập mặn chính là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan ở trong đất​.

Đây là hệ quả của quá trình đổi khí hậu. Xâm nhập mặn là hiện tượng tự nhiên xảy ra mỗi năm và có thể được dự báo trước. Để có giải quyết được mối nguy hại này trước hết chúng ta cần phải biết được nguyên nhân xảy ra xâm nhập mặn là gì.

Nguyên nhân xảy ra xâm nhập mặn là gì?

Xâm nhập mặn

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn xuất phát từ quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Bên cạnh đó còn do các hoạt động kinh tế của con người. Ngày nay, các tác hại của biến đổi khí hậu toàn cầu như mực nước biển dâng hay nhiệt độ tăng cao đang diễn ra một cách thường xuyên tại nhiều địa phương. Tác động rõ ràng nhất mà biến đổi khí hậu gây ra đó là làm thay đổi mạnh mẽ chế độ dòng chảy trên hệ thống sông, suối dẫn đến sự suy giảm dòng chảy một cách nghiêm trọng. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở, và  đặc biệt gây ra xâm nhập mặn một cách nặng nề. Không chỉ thế, con người còn lạm dụng việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức khiến cho nguy cơ xâm nhập mặn tăng lên một cách đáng kể.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Xâm nhập mặn là gìBiến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xâm nhập mặn

Nguyên nhân xâm nhập mặn ở ĐBSCL là do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng trong đó có thể kể đến 3 nguyên chính, đó là: 

  • Nguyên nhân đầu tiên chính là do tác hại của quá trình biến đổi khí hậu. Nhiệt độ và lượng mưa làm cho tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước bị thay đổi đáng kể, gây ra quá trình xâm nhập mặn.
  • Nguyên nhân thứ 2 là việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống con người. Chính vì khai thác quá nhiều nhưng lại không có sự bổ sung cần thiết để bù lại lượng nước đã bị khai thác nên nguy cơ xâm nhập mặn ngày càng gia tăng.
  • Bên cạnh đó, các quá trình nhân tạo, đặc biệt là các hoạt động thuỷ lợi và sử dụng thuốc hóa học cũng làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.

Hậu quả của xâm nhập mặn là gì?

xâm nhập mặn ở đbscl

Xâm nhập mặn cũng là nguyên nhân gây bùng phát dịch sốt xuất huyết

Hậu quả của xâm nhập mặn đó chính là gây ra những ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến đời sống người dân cũng như sự phát triển của kinh tế, xã hội, cụ thể:

  • Gây ra sự thiếu hụt về nguồn nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người.
  • Điều kiện vệ sinh kém do thiếu nước sạch sẽ dẫn tới nguy cơ cao về việc bùng phát dịch sốt xuất huyết và các bệnh về chân tay miệng.
  • Xâm nhập mặn khiến cho tình hình sản xuất nông nghiệp, canh tác thuỷ sản bị thiệt hại nặng nề.
  • Nước mặn khiến cho cấu trúc đất bị phá hủy, giảm khả năng thẩm thấu và thoát nước ở trong đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây.
  • Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn để tưới cho cây trồng sẽ khiến cây bị sốc mặn, gây ra các tình trạng như rụng lá, hoa, trái hàng loạt, thậm chí có thể khiến cho cây bị chết.
  • Nhu cầu sử dụng nước ngọt quá lớn vào mùa khô sẽ khiến cho nguồn nước ngầm bị suy giảm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.

Một số biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng xâm nhập mặn

nguyên nhân gây xâm nhập mặn ở đbsclHãy tích trữ nước mưa để sử dụng vào mùa khô

Nhằm hạn chế tối đa các tác động xấu của hiện tượng xâm nhập mặn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp như sau: 

Xây dựng nhiều công trình thủy lợi chống mặn

Các cơ quan môi trường cần nên thực hiện việc quan trắc nồng độ muối ở trong nước và đất với tần suất thường xuyên. Đặc biệt là tại các khu vực cửa biển, các công trình thủy lợi. Đồng thời thường xuyên cập nhật các kết quả cũng như đưa ra các khuyến cáo giúp cho người dân có thể chuẩn bị các công tác phòng chống, ứng phó với hiện tượng xâm nhập mặn một cách kịp thời. Kết hợp việc xây dựng các hệ thống thủy lợi nhằm giúp tăng cường lượng dự trữ nước ngọt cũng như ngăn chặn nước biển xâm nhập.

Chống mặn cho các loại cây trồng và thủy sản

Bên cạnh việc cập nhật thường xuyên các tin tức về hiện tượng xâm nhập mặn. Người nông dân cần phải chủ động thực hiện các biện pháp chống mặn cho các loại cây trồng của mình. Các biện pháp có thể dễ dàng thực hiện như giữ ẩm cho cây trồng bằng cách ủ rơm rạ ở gốc. Tối ưu nhất là nên trồng các loại cây có thể chịu được độ mặn cao. Đối với các gia đình có nuôi trồng thủy sản, cần phải  thực hiện việc quan trắc để theo dõi độ mặn của môi trường nuôi. Từ đó xác định được khoảng thời gian bắt đầu nuôi cũng như thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.  

Lưu trữ nước ngọt và tiết kiệm nguồn nước

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như các hộ gia đình cần nên thực hiện quá trình tiết kiệm mộ cách tối đa nguồn nước ngọt có sẵn. Tái sử dụng nguồn nước cho các mục đích khác nhau, nhằm đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu hợp lý. Dự trữ và bảo quản nước ngọt từ các nguồn nước mưa, tránh bị bốc hơi vào mùa khô.  

Lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn

Hệ thống lọc nước mặn là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại. Thông qua hệ thống xử lý các thành phần muối hòa tan ở trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý. Nước mặn sau khi lọc còn có thể uống trực tiếp, hoặc tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp.

Xem Thêm: Mưa axit là gì? nguyên nhân, tác hại và các biện pháp giúp khắc phục mưa axit

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu xong về hiện tượng xâm nhập mặn, các nguyên nhân, tác hại, cũng như các biện pháp để hạn chế hiện tượng này rồi. Đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của dubaothoitiet để có thể nhận thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Đã cập nhật 13 phút trước
Mây rải rác 33.9°

C

F

Mây rải rác

Cảm giác như 40.5°.

Mặt trời mọc/lặn
05:33 18:16
Thấp/Cao

25.1°/33°

Độ ẩm

66%

Áp suất

999 mb

Tầm nhìn

9 km

Gió

5.66 km/giờ

Điểm ngưng

26.5 °C

Chỉ số UV

1.11