Thành phố của bạn: Hà Nội Thay đổi
Giờ địa phương: 19:23 | 22/11/2024

Mưa axit là một hiện tượng vô cùng độc hại mà con người đang phải gánh chịu hiện nay. Không chỉ gây những tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, đây còn là nguyên nhân tàn phá hệ thống động, thực vật trên trái đất. Hãy cùng thời tiết Hải Phòng tìm hiểu xem mưa axit là gì? Các tác hại, cũng như các biện pháp khắc phục mưa axit nhé

Mưa axit là gì?

Mưa axitMưa axit gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe và đời sống của con người

Mưa axit (tiếng Anh là Acid Rain) là thuật ngữ dùng để chỉ các chất ô nhiễm công nghiệp có trong nước và nước mưa và có độ pH ở mức dưới 5.6. Những hạt axit sẽ hòa lẫn vào trong nước mưa và khiến cho độ pH bị giảm xuống. Mưa axit còn làm hòa tan một số chất kim loại nguy hiểm có trong không khí khiến nước mưa trở nên độc hại hơn. Hiện tượng mưa axit được hình thành bởi lượng khí thải NO2 và SO2 được sinh ra trong quá trình phát triển sản xuất công nghiệp, hóa chất,... tình trạng khai thác quá nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác của con người cũng là nguyên nhân khiến cho mưa axit xuất hiện.

Trên thế giới, khu vực bị ảnh hưởng nhiều bởi mưa acid là các nước Đông Âu từ Ba Lan về phía bắc vào Scandinavia. Tiếp theo là các nước ở phía đông của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và đông nam Canada. Ngoài ra, các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa acid, điển hình là các quốc gia ở bờ biển đông nam của Trung Quốc và Đài Loan.

Nguyên nhân gây ra mưa axit

Mưa axit là gìSự tác động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến mưa axit

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mưa axit, nhưng tác nhân chủ yếu là những tác động của con người và sự thay đổi của tự nhiên. Sự thay đổi của tự nhiên có thể kể đến như như sự phun trào núi lửa, các đám cháy,... Trong bầu khí quyển, lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ tăng lên đáng kể làm hình thành mưa axit.

Trong quá trình sinh sống, con người đã phát triển nền kinh tế và công nghiệp sử dụng nhiều than đá, dầu mỏ để làm chất đốt. Từ đó, sinh ra các khí độc như  NO2, SO2, HNO3, H2SO4,... bởi vì trong than đá, dầu mỏ thường chứa một lượng lớn lưu huỳnh và trong không khí thì lại chứa rất nhiều khí nitơ. Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một số tác nhân khác như khí thải của các nhà máy công nghiệp, nhiệt điện, luyện kim, lọc dầu,.... do con người sản xuất ra cũng là những nguyên nhân gây ra mưa acid.

Mưa axit được hình thành như thế nào?

Hiện tượng mưa axitSơ đồ mô phỏng quá trình hình thành của mưa axit

Như chúng tôi đã giải thích, than đá và dầu mỏ chứa rất nhiều lưu huỳnh, còn không khí thì chứa nhiều nitơ. Trong quá trình đốt đã sinh ra các khí độc như SO2 và NO2. Lúc đó, các chất khí này sẽ được hòa tan trong không khí để hình thành nên H2SO4, HNO3.

Khi trời mưa, những hạt axit sẽ được hòa lẫn vào nước mưa, làm cho nước mưa có độ pH giảm chỉ còn 5.6. Ngoài ra, nước mưa còn có thể hòa tan với một số oxit gây hại khác có trong không khí khiến cho chúng càng trở nên độc hại, ảnh hưởng xấu tới sự sống của con người cũng như hệ động, thực vật.

Các tác hại của mưa axit

Mưa acidcó rất nhiều tác hại xấu đến môi trường sống của con người, động thực vật và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, xã hội.

Khí gây mưa axitMưa axit có thể khiến con người mắc các bệnh về đường ruột

Mưa axit gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người

Tác hại đầu tiên của mưa axit mà chúng ta cần phải quan tâm đó là mưa axit gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Nếu bạn thường xuyên sử dụng nước mưa để sinh hoạt như rửa mặt, tắm giặt ... thì trong nước mưa có chứa chất axit và khiến cho bạn dễ bị các bệnh về da như nấm, mẩn ngứa, viêm da. Đặc biệt, khi bạn sử dụng nguồn nước bị nhiễm axit để chế biến món ăn, thì rất dễ gây cho chính bạn và gia đình bạn các bệnh liên quan đến đường ruột, hệ tiêu hóa.

Trong mưa axit có chứa nhiều chất gây hại đến sức khỏe của con người, chúng rất dễ tác động đến sức khỏe của chúng ta thông qua thức ăn hoặc nước uống. Theo đó, các thực phẩm bị thẩm thấu bởi nước có chứa axit này có thể gây tổn hại đến các dây thần kinh ở trẻ em. Thậm chí, nếu nặng hơn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến cho trẻ em bị tử vong. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được rằng các chất kim loại có trong mưa axit sẽ gây bệnh Alzheimer (một bệnh về não gây tác động đến trí nhớ, suy nghĩ, hành vi của con người). Bên cạnh đó, mưa acid còn khiến cho sức đề kháng và đường hô hấp của con người bị ảnh hưởng, bởi vì trong nước mưa không có các chất khoáng thiết yếu cho cơ thể.

Mưa axit gây ảnh hưởng đến bầu khí quyển

Mưa axit không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người mà còn khiến cho bầu khí quyển bị tổn hại, gây ra những hậu quả khôn lường đến trái đất. Mưa acid kéo dài sẽ khiến cho tầm nhìn bị hạn chế do trong bầu khí quyển hình thành các hạt sulfate, nitrate. Các sương mù axit sẽ được hình thành trong bầu khí quyển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lan truyền của ánh sáng mặt trời. Đặc biệt, tại Bắc Cực, hiện tượng này đã gây ra sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của địa y và quần thể tuần lộc, nai tuyết. 

Gây ra những hưởng xấu đến các sinh vật dưới nước

Mưa axit làm giảm khả năng sống sót và phát triển của các sinh vật dưới nước, bởi vì mưa axit sẽ trực tiếp làm giảm độ pH có trong nước. Lượng mưa acid có nhiều trong ao hồ sẽ khiến cho các loài sinh vật sống ở trong môi trường này bị suy yếu và chết dần. Bên cạnh đó, mưa axit còn có những tác động đến các loài sinh vật sống ở đại dương. Hiện tượng này gây ra nhiều trở ngại cho các loài cá trong quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, muối và oxy. Không những thế, độ pH trong nước biển bị giảm sẽ gây ra dị mất cân bằng muối trong các mô. Ngoài ra, mưa axit sẽ khiến cho khả năng duy trì nồng độ canxi của sinh vật biển bị yếu đi, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, gây ra tình trạng biến dạng xương và suy yếu cột sống.

Mưa axit gây ảnh hưởng lớn đến cây trồng

Bên cạnh việc gây hại cho các loài động vật, mưa axit còn khiến cho các loài thực vật bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các loại cây trồng. Nước mưa sẽ thấm vào đất và làm hòa tan các chất độc hại có ở trong đất, sau đó, rễ cây sẽ hấp thụ và làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.

Đồng thời, nước mưa sẽ làm cho các chất dinh dưỡng có trong đất bị trôi đi, làm cho cây không thể hấp thụ, sau đó sẽ từ từ suy yếu và chết đi. Mưa acid đồng thời còn tạo ra không khí lạnh và lấy đi lớp phủ bảo vệ sáp của lá, làm cho lá cây bị hư hỏng, khiến cho cây không còn khả năng phát triển tốt được nữa.

Mưa axit gây ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc

Thiệt hại lớn nhất về vật chất mà mưa axit mang đến cho con người đó là làm xói mòn bề mặt của các công trình kiến trúc. Cụ thể, mưa axit làm cho các loại đá như sa thạch, vôi, cẩm thạch… bị hòa tan. Ngoài ra, hiện tượng này còn ăn mòn các đồ dùng làm từ sứ hay dệt may, sơn và kim loại. Các đồ vật được làm từ da và cao su cũng sẽ bị ăn mòn do tiếp xúc trực tiếp với mưa acid.

Các lợi ích của mưa axit

Tác hại của mưa axit

Mưa axit có thể giúp làm chậm quá trình nóng lên của trái đất

Bên cạnh các tác hại như chúng tôi đã đề cập, thì mưa acid còn có lợi ích, đó là giúp ngăn ngừa hiện tượng nóng lên của trái đất, bởi vì thành phần sunphua (Sulfide) có trong mưa axit sẽ có những tác động vào quá trình sản xuất khí methane tự nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy.

Trong đầm lầy, không chỉ có vi khuẩn sản sinh ra khí methane, mà còn có các vi khuẩn ăn sunphua, làm cho chúng bị cạn kiệt nguồn thức ăn và khiến vi khuẩn ít sản sinh ra khí nhà kính hơn. Nhiều thí nghiệm đã cho thấy rằng, phần sunphua được lắng đọng có thể làm giảm quá trình sản sinh methane tới 30%.

Thực trạng mưa axit tại Việt Nam

Hình ảnh mưa axitHình ảnh mưa axit tại Bắc Giang

Tại Việt Nam, mưa axit ở một số nơi đã vượt ngưỡng cho phép. Trên phạm vi tổng thể, tại miền Bắc và miền Trung có tần suất xuất hiện mưa acid từ 15 đến 85%. Cụ thể, lượng mưa axit cao nhất đo được là ở trạm Đà Nẵng (tần suất hơn 83,1%), tiếp đến là tại Cúc Phương, Ninh Bình ( 55%) và thứ 3 là Hòa Bình (tần suất 34,9%). Nồng độ mưa acid đo được tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thấp hơn nhiều so với các địa phương trên.

Theo ý kiến của các chuyên gia, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí bởi các hoạt động phát triển đô thị, giao thông,… đã và đang khiến cho hiện tượng mưa acid xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Tại một số khu vực ở miền Bắc như Lạng Sơn hay Lào Cai, dù không có nguồn khí thải đáng kể nhưng vẫn xảy ra nhiều trận mưa axit có nồng độ cao. Điều này chứng tỏ rằng mưa axit ở Việt Nam ngoài việc phải chịu ảnh hưởng từ nguồn phát thải ở trong nước còn có cả các nguồn khí thải được lan truyền xuyên biên giới.

Các biện pháp giúp khắc phục mưa axit

khí nào gây ra hiện tượng mưa axit

Hãy sử dụng nguồn nước sạch để sinh hoạt

 Có rất nhiều biện pháp để khắc phục mưa axit nhưng theo chúng tôi, vấn đề thiết yếu nhất chính là ý thức của con người. Một số giải pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng mưa axit có thể kể đến nư:

  • Không sử dụng nước mưa để sinh hoạt.
  • Các nhà máy, xí nghiệp cần phải xây ống khói thật cao nhằm tránh gây ô nhiễm cho môi trường địa phương. Đồng thời, các nhà máy nhiệt điện cần phải lắp đặt các thiết bị khử sunphua.
  • Kiểm soát lượng khí thải xe cộ nhằm làm giảm lượng khí thải của các oxit nitơ từ các phương tiện có động cơ.
  • Loại bỏ triệt để nitơ, lưu huỳnh có trong than đá và dầu mỏ trước khi đưa vào sử dụng.
  • Sử dụng các loại năng lượng, nhiên liệu thân thiện với trường
  • Triển khai các chương trình giáo dục tuyên truyền, nhằm giúp người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Như vậy là chúng ta đã biết được mưa axit là gì, cũng như những hậu quả to lớn mà mưa acid đem lại cho cuộc sống chúng ta. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức về thời tiết, thiên nhiên hữu ích nhé

Đã cập nhật 13 phút trước
Bầu trời quang đãng 24.7°

C

F

Bầu trời quang đãng

Cảm giác như 24.6°.

Mặt trời mọc/lặn
06:11 17:14
Thấp/Cao

20.1°/28.4°

Độ ẩm

53%

Áp suất

1017 mb

Tầm nhìn

10 km

Gió

1.03 km/giờ

Điểm ngưng

14.8 °C

Chỉ số UV

0