Thành phố của bạn: Hà Nội Thay đổi
Giờ địa phương: 12:57 | 29/03/2024

Núi lửa là một hiện tượng thiên nhiên khá thú vị, tuy rằng, khi nhắc đến núi lửa, chúng ta thường liên tưởng đến một thứ gì đó khá xa lạ và có phần nguy hiểm. Tuy nhiên, khi hiểu được núi lửa là gì? Nguyên nhân sinh ra núi lửa, cũng như khám phá những lợi ích mà hoạt động núi lửa phun trào đem lại thì thoitiethomnay tin rằng, bạn sẽ có cái nhìn khác về núi lửa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

Núi lửa là gì?

Núi lửa là gì

Hình ảnh mô phỏng các thành phần của một ngọn núi lửa

Núi lửa là danh từ để chỉ ngọn núi có miệng ở đỉnh, qua thời gian, các chất khoáng được nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ bị phun ra ngoài. Núi lửa phun trào là hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hay trên các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn, với các vỏ thạch quyển dịch chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun trào, một phần năng lượng bị ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba quốc gia có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất trên thế giới, xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động. Hiện nay, Mauna Loa là ngọn núi lửa lớn nhất trên thế giới. Ngọn núi lửa này nằm ở tiểu bang Hawaii của Hoa Kỳ. Mauna Loa đã phun trào 33 lần tính từ lần đầu tiên vào năm 1843 và lần phun trào lần cuối cùng của Mauna Loa là vào năm 1984. Nhiều bạn thắc mắc núi lửa tiếng anh là gì? Núi lửa trong tiếng Anh được gọi là Volcano. Còn núi lửa phun trào trong tiếng Anh là erupting volcano. Như vậy là các bạn đã biết núi lửa là gì, hãy tiếp tục cùng chúng tôi khám phá thêm các dạng núi lửa nhé.

Phân loại núi lửa

Núi lửa ở Việt Nam

Núi lửa Hawaii

Theo hình thức hoạt động

  • Núi lửa phun trào đang hoạt động (núi lửa thức)
  • Núi lửa đang phục hồi dung nham (núi lửa đang ngủ)
  • Núi lửa đã không còn khả năng hoạt động nữa (núi lửa chết)

Theo hình dáng của ngọn núi lửa

  • Núi lửa hình chóp
  • Núi lửa hình khiên

Theo độ quánh của dung nham

  • Núi lửa kiểu Hawai
  • Núi lửa kiểu Stromboli
  • Núi lửa kiểu Pelee

Nguyên nhân hình thành núi lửa

Núi lửa tiếng anh là gì

Cấu tạo của một ngọn núi lửa

Để bổ sung thêm kiến thức sau khi biết núi lửa là gì, chúng ta hãy cùng đi tìm nguyên nhân sinh ra núi lửa nhé. Núi lửa được hình thành bởi vì nhiệt độ bên dưới lớp bề mặt Trái Đất rất nóng, càng vào sâu tâm Trái Đất, nhiệt độ càng tăng cao. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ có thể lên đến hơn 6000 độ C, có thể làm tan chảy mọi thứ kể cả các loại đá cứng. Khi đá được đun nóng và tan chảy bởi nhiệt độ ở tâm trái đất, chúng sẽ giãn nở ra, do đó cần phải có nhiều không gian hơn. Ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên cao hơn. Áp suất ở phía bên dưới không lớn nên sẽ hình thành một hồ chứa đá nóng chảy (hay còn được gọi là mắc ma) được hình thành bên dưới.

Đá nóng chảy không ngừng được đẩy lên phía trên khiến cho những ngọn núi liên tục tăng về độ cao. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn cộng với áp lực được tạo ra bởi lớp đất đá bên trên, dòng mắc ma sẽ phun trào lên trên thông qua miệng núi gây ra hiện tượng núi lửa phun trào. Trong suốt quá trình phun trào của núi lửa, khí ga nóng và các chất thể rắn khác cũng đồng thời bị hất tung lên không trung. Những chất được phun trào từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống tràn ra sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón.

4 Lợi ích mà núi lửa phun trào mang lại

Nguyên nhân hình thành núi lửa

Hình ảnh suối nước nóng tại Thành phố núi lửa Rotorua - New Zealand

Khi chúng ta chưa biết núi lửa là gì, ta cứ nghĩ rằng núi lửa chỉ đem đến những tác động tiêu cực cho cuộc sống con người, nhưng kỳ thực không phải như vậy, dưới đây là những lợi ích mà núi lửa đem lại:

Tạo ra mỏ khoáng sản phong phú

Dung nham mắc ma được phun trào từ trong lòng trái đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản quý hiếm. Tại mỗi khu vực có núi lửa hiện đang hoạt động sẽ có các loại khoáng sản khác nhau. Các khoáng sản này có thể là thiếc, bạc, vàng, đồng, đá quý hay thậm chí là kim cương cũng hiện diện trong đá của núi lửa. Khi núi lửa ngừng hoạt động, đây sẽ là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động khai thác khoáng sản quy mô lớn, nhỏ.

Mang lại năng lượng địa nhiệt

Hơi nóng trong lòng đất ở miệng núi lửa thường được sử dụng để chạy các tuabin sinh ra điện năng, hoặc được ứng dụng cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình tại địa phương có núi lửa hoạt động.

Giúp cho đất đai tơi xốp màu mỡ

Đá núi lửa chứa một lượng lớn các khoáng chất thiên nhiên, tuy nhiên, phải trải qua hàng ngàn năm, các khối đá này mới bị bể vụn trước tác động của thời tiết, môi trường… để tạo thành những mảnh đất vô cùng trù phú và màu mỡ, giúp ích rất nhiều cho các hoạt động trồng trọt của người nông dân.

Phát triển hoạt động du lịch

Vào nhiều thời điểm trong năm, các ngọn núi lửa đang hoạt động thu hút được hàng triệu du khách đến tham quan, để chờ đón thời khắc được tận mắt chứng kiến những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa phun trào được bắn tung lên bầu trời. Những suối nước nóng tự nhiên xung quanh miệng núi lửa cũng có thể trở thành những địa điểm du lịch dưỡng sinh vô cùng thu hút. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, sau khi biết chính xác núi lửa là gì, cũng như những lợi ích mà núi lửa đem lại, các bạn có thể tìm đến một số núi lửa nổi tiếng trên thế giới để thử một lần nhìn ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của núi lửa nhé

Những tác hại của núi lửa hoạt động

Nguyên nhân gây ra núi lửa

Núi lửa gây ra những tác động tiêu cực tới đời sống con người

Đối với con người

  • Những dòng dung nham nóng chảy trên mặt đất, với khối lượng lớn và tốc độ nhanh, phủ kín trên diện rộng có thể gây hủy diệt hoạt toàn các vật thể sống xung quanh miệng núi lửa.
  • Làm hư hại các công trình giao thông, thủy lợi… cũng như các tài sản khác do con người xây dựng tạo ra.

Đối với môi trường tự nhiên

  • Gây ra hiện tượng cháy rừng, làm biến đổi hoàn toàn môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của các vùng bị ảnh hưởng
  • Gây ra thảm họa sóng thần: các núi lửa nằm ở dưới biển hoặc xung quanh biển hoạt động chính là nguyên nhân chính gây nên những con sóng, cột nước cao khủng khiếp, còn được gọi là sóng thần.
  • Gây ra ô nhiễm môi trường: Số lượng lớn tro bụi được sinh ra sau các đợt núi lửa phun trào sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của con người và động vật, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường,…
  • Tác động xấu đến khí hậu và tầng ozon: khi hơi nước nóng (được phun ra từ miệng núi lửa hoạt động) kết tụ lại sẽ dẫn đến những cơn mưa lớn và nguy cơ lũ lụt. Bên cạnh đó, người ta còn cho rằng lượng khí được phun trào ra từ miệng núi lửa rất giàu lưu huỳnh, sau đó sẽ tích tụ trên bầu khí quyển trong một khoảng thời gian dài sẽ góp phần làm thủng tầng ozon và tầng bình lưu. Không những thế, khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ làm ion hóa không khí và gây ra bão điện.

Tìm hiểu một số ngọn núi lửa ở Việt Nam

Hiện tượng núi lửa phun trào

Núi lửa Chư Đăng Ya - Gia lai

Từ nhiều bằng chứng khoa học cho thấy rằng, hoạt động núi lửa mãnh liệt và muộn nhất ở Việt Nam đã từng xảy ra ở vùng Tây Nguyên và khu vực Nam Trung Bộ thường và được gọi là núi lửa Gia Lai. Hiện nay, ở các khu vực này vẫn còn lưu giữ rất nhiều di tích của núi lửa “trẻ” đã tắt ngấm, mà thời gian của những lần hoạt động cuối cùng của núi lửa tại Việt Nam tương ứng với giai đoạn Miocen muộn – Pleistocen (cách đây khoảng 11 triệu đến 11.000 năm).

Ngày nay, miệng của nhiều núi lửa tại Việt Nam vẫn còn thể hiện rõ dạng phễu hoặc hình lòng chảo. Họng núi lửa Việt Nam thường đã bị lấp kín. Nhiều miệng núi lửa đã tích nước, trở thành những hồ nước ngọt hình tròn độc đáo, tiêu biểu là hồ Tơ Nưng ở Pleiku, Gia Lai. Những núi lửa Việt Nam còn hình hài rõ nét nhất là núi lửa trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), núi lửa trên đảo Phú Quý (Bình Thuận), núi lửa núi lửa Chư Đăng Ya, núi lửa Hàm Rồng (tỉnh Gia Lai) và núi lửa ở Bình Phước.

Xem Thêm: Thủy triều đen là gì? Thủy triều đen có gây hại không?

Chúng tôi hi vọng rằng, bài viết hôm nay đã giúp cho các bạn hiểu được núi lửa là gì? Cũng như giúp các bạn có thêm những kiến thức thú vị về các ngọn núi lửa tại Việt Nam để nghiên cứu, khám phá. Đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé

Đã cập nhật 21 phút trước
Bão 24.7°

C

F

Bão

Cảm giác như 25.9°.

Mặt trời mọc/lặn
05:52 18:09
Thấp/Cao

23.8°/35°

Độ ẩm

88%

Áp suất

1014 mb

Tầm nhìn

7 km

Gió

2.57 km/giờ

Điểm ngưng

22.6 °C

Chỉ số UV

5.42