Thành phố của bạn: Hà Nội Thay đổi
Giờ địa phương: 18:32 | 19/04/2024

Các nước nghèo nhất thế giới phải chịu đựng các cuộc nội chiến, xung đột sắc tộc, giáo phái và sau đó COVID-19 xuất hiện khiến tình hình tồi tệ hơn. 

Có thể bạn chưa biết rằng các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nghèo đói thường là các quốc gia cũng bị mắc kẹt trong các cuộc khủng hoảng chính trị và bao gồm về xung đột, biểu tình, phân biệt, đói khát và thời tiết biến đổi liên tục. Những điều này thường trở thành những yếu tố làm trầm trọng thêm khiến các cộng đồng bị mắc kẹt trong chu kỳ nghèo đói. Vì các nguồn kinh tế của họ chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ không có đủ cơ sở hạ tầng để duy trì năng suất của đó. Vậy Nước nghèo nhất thế giới hiện nay là ai? Việt Nam nghèo thứ mấy trên thế giới? chưa. Cùng theo dõi bài viết này để không bỏ qua bất kì kiến thức nào nhé.

Nước nghèo nhất thế giới là nước nào?

Nước nghèo nhất thế giới là nước nào?

Nguyên nhân dẫn đến nạn nghèo đói của các nước hiện nay

Để xác định được mức độ phát triển của một quốc gia thì phải dựa vào tỷ lệ hộ nghèo của nước đó. Thật khó để xác định được nguyên nhân duy nhất của nạn nghèo đói lâu dài. Các chính phủ độc tài và tham nhũng cũng có thể làm một quốc gia giàu có trở thành một quốc gia đi xuống. Và hơn thế nữa, con người và con người đang phân biệt chủng tộc, màu da và vùng miền. Các tầng lớp nghèo đói và lao động, pháp quyền yếu kém, chiến tranh, biểu tình, điều kiện khí hậu khắc nghiệt hoặc cũng có thể do các nước khác trên thế giới thù địch. Do đó, tại sao các nhà kinh tế thế giới thường đề cập đến “chu kỳ” nghèo đói. Chẳng hạn như một quốc gia đang vay mượn nhưng không đủ khả năng chi trả thì các trường học tốt và lực lượng lao động đó sẽ ít có khả năng khắc phục các vấn đề và tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. 

Các hộ gia đình kém may mắn trên toàn thế giới đã và đang phải chịu hậu quả kinh tế và xã hội tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19. Khi đại dịch bùng nổ và biến chủng trong năm 2021, thì IMF cảnh báo: “Thu nhập bình quân đầu người ở các nước có kinh tế thấp dự kiến sẽ giảm 22% vào cuối năm 2022, so với các nước có kinh tế mạnh sẽ giảm 13%. Đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, ngoại trừ Trung Quốc, mức giảm này sẽ là 18%. Đại dịch COVID-19 đang làm trầm trọng và bùng phát mạnh mẽ thêm làm tác động lớn đến hoàn cảnh của người dân ở các nước nghèo, đồng thời đã gieo thêm sự bất bình đẳng với người dân ở các nước giàu”. Ở các quốc gia có tỷ lệ việc làm phi chính thức cao, các biện pháp như phong tỏa, cách ly, hạn chế tiếp xúc và ra đường đã thúc đẩy tình trạng thất nghiệp cũng như mất thu nhập đột ngột cho nhiều người lao động. Không chỉ vậy, việc đóng cửa trường học sẽ có tác động tiêu cực và kiến thức sẽ hạn chế đến nguồn nguồn lao động trong tương lai.

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế thị trường thế giới

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế thị trường thế giới

Nhiều dự đoán cho rằng – trầm trọng về nền kinh tế hiện nay bởi sự xuất hiện của biến thể Delta, lạm phát toàn cầu gia tăng và mối đe dọa ngày càng rõ rệt của khí hậu. Trong khi đó gần 60% dân số ở các nền kinh tế phát triển đã được tiểm chủng đầy đủ và một số lượng người dẫn hiện đang được tiêm lại, phần lớn dân số ở các nước thu nhập thấp vẫn chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng đầy đủ. Các nước có nền kinh tế mới nổi và đang phát triển phải đối mặt với các điều kiện tài chính chặt chẽ hơn. Do sự gián đoạn nguồn cung của đại dịch gây ra, giá lương thực tăng mạnh ở các nước thu nhập thấp, nơi tình trạng lương thực đang thiếu trầm trọng, làm tăng thêm gánh nặng của các hộ gia đình nghèo khó và làm tăng nguy cơ bất ổn định xã hội. Trong khi đó, ước tính có thêm khoảng 65-75 triệu người đang ở trong tình trạng nghèo đói thấp nhất so với dự báo trước đại dịch bùng phát.

Nước nghèo nhất thế giới hiện nay là ai?

Đâu là Nước nghèo nhất thế giới hiện nay?

Burundi – Nước nghèo nhất thế giới

Cộng hòa Burundi – là một quốc gia nhỏ không giáp biển ở Đông Phi, là đất nước có nền kinh tế thu nhập thấp của Ngân hàng Thế giới. Với khoảng hơn 80% dân số trong tổng hơn 12 triệu công dân dựa vào nông nghiệp là lĩnh vực chính của nền kinh tế. Xuất khẩu nông sản cà phê và chè chiếm 90% thu nhập ngoại hối. Quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ từ các nước khác, 40% thu nhập của Burundi được lấy từ viện trợ nước người, cao thứ 2 ở châu Phi cận Sahara sau Ai Cập.
Và phần lớn trong số họ sống với mức lương thực $1.25/ngày hoặc ít hơn. Tình trạng khan hiếm lương thực là một mối quan lớn, mức độ khan hiếm lương thực cao gần gấp đôi so với mức trung bình của các nước châu Phi cận Sahara. Hơn thế nữa, khả năng tiếp cận nước còn rất thấp, ít hơn 5% dân số tiếp cận được điện. Tất cả những vấn đề ở trên đã trở nên trầm trọng hơn bởi đại dịch COVID-19 hoành hành.

Người dân Burundi thiếu lương thực một cách trầm trọng

Người dân Burundi thiếu lương thực một cách trầm trọng

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Burundi đã trải qua một nền kinh tế khá đặc biệt, do sự sụt giảm viện trợ nước ngoài kể từ năm 2015, gây ra sự khó khăn về tài chính và cán cân thanh toán. Burundi đã báo cáo GDP là $3.01 tỷ vào năm 2020. IMF ước tính GDP ở mức $4,3 tỷ đến năm 2026. Bởi quốc gia này là một trong những quốc gia đông dân nhất trong khu vực. Tăng trưởng kinh tế yếu và tăng trưởng dẫn số cao đã dẫn đến GDP thấp, GDP dự kiến sẽ đạt $302.98 vào 2026.

South Sudan (Nam Sudan)

Cộng hòa Nam Sudan giành độc lập vào tháng 7 năm 2011, nhưng đã trải qua một lịch sử lâu dài về xung đột, di cư và nhu cầu nhân đạo ngày càng sâu sắc. Đất nước này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì một cuộc nội chiến và giá dầu thấp nhất từ tháng 12 năm 2013. Tính đến năm 2016, Ngân hàng Thế giới ước tính hơn 82% dân số Nam Sudan đang sống trong nghèo đói cùng cực. Trong khi đó, năm học trung bình tương đương với các năm dự kiến lần lượt là 4,8 năm và 4,9 năm, Nam Sudan có tỷ lệ thanh thiếu niên mù chữ cao chiếm đến hơn 75% dân số. Tuổi thọ trung bình chỉ là 57,3 năm và GNI bình quân đầu người là $963. Việc di cư trên quốc gia này đã gây áp lực lớn, với hơn 2 triệu người tị nạn Nam Sudan sống ở nước ngoài và 1,74 triệu người khác phải di cư trong nước.

Nạn mù chữ ngày càng tăng ở Nam Sudan

Nạn mù chữ ngày càng tăng ở Nam Sudan

Nền kinh tế của Nam Sudan đã giảm 13,48% trong năm 2016 và giảm 5,77% trong năm 2017. Về việc thỏa thuận hòa bình đã được ký kết vào tháng 9/2018, làm nhen nhóm hy vọng về hòa bình và phục hồi kinh tế trở lại. Cùng với đó, sẽ mở và hoạt động lại một số giếng dầu bị hư hại – nguồn thu chính của quốc gia này. Nhưng trong năm 2018 thì kinh tế bị chững lại, đến 2019 thì kinh tế dần tăng trưởng với 0,87%. Đến năm 2021 đã có thấy dấu hiệu tích cực với mức tăng trưởng 5,3%, GDP sẽ cao lên gần $4.5 tỷ. 
Ngoài các cuộc xung đột liên cộng đồng như vậy, đất nước này đang phải đối mặt với COVID-19 chỉ với khoảng 1% dân số được tiêm chủng cho đến nay. Và một số loạt lũ lụt nghiêm trọng nhất đã trải qua trong nhiều thập kỷ. Họ đã giết chết gia súc, phá hủy mùa màng và di cư hàng triệu người dân.

Somalia

Cộng hòa Liên bang Somalia - Nằm ở cực đông châu Phi, có diện tích đất liền 637.540 km2. Ba thập kỷ bạo lực và xung đột nội bộ, hạn hán và lũ lụt thường xuyên. Tiếp theo là nguồn lương thực khan hiếm và người dân di cư ngày càng tăng. Bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế cùng với sự lây lan nhanh chóng của các bệnh truyền nhiễm. Mức độ thất nghiệp lớn trong giới trẻ đang khiến người dân Somalia trở nên vô vọng. Tăng trưởng GDP dự kiến hơn 3% vào năm 2020 đã bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Cùng với đó là sự phá hoại của đại dịch chấu châu chưa từng có bùng phát và lũ lụt tăng cao, khiến nền kinh tế bị sụt giảm đến 1,5%. 

Đại dịch châu chấu bùng phát

Đại dịch châu chấu bùng phát

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cho biết Somalia vẫn có thể có tương lai sáng hơn bởi quốc gia này có sự phát triển về đô thị hóa nhanh. Họ đã dần sử dụng công nghệ kỹ thuật số ngày càng tăng và đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng, hàng hải, giáo dục và y tế. Đầu tư vào các lĩnh vực đó có thể hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người dân tốt hơn. 

Ködörösêse tî Bêafrîka (Cộng hòa Trung Phi)

Cộng hòa Trung Phi là một quốc gia tại miền trung châu Phi – giàu về vàng, dầu, uranium và kim cương. Là một quốc gia rất giàu có nhưng vẫn có những người nghèo sinh sống. Tuy nhiên, sau khi tuyên bố danh hiệu người nghèo nhất thế giới trong của thập kỷ, thì quốc gia chi có 4,8 triệu dân này đang cho thấy một số dấu hiệu tiến bộ.

Người dân Cộng hòa Trung Phi khốn khó bởi bạo lực

Người dân Cộng hòa Trung Phi khốn khó bởi bạo lực

Vào tháng 12 năm 2015, Tổng thống Touadéra giành được nhiệm kỳ thứ hai với vị trí Tổng thống của Cộng hòa Trung Phi, các lực lượng nổi dậy một cách mạnh mẽ bởi cựu độc tài François Bozizé và họ đã tìm cách giành lại quyền kiểm soát Cộng hòa Trung Phi.

Bất chấp những vấn đề và sự cố này, trong những năm gần đây nền kinh tế cũng đã tăng trưởng phần này. Được thúc đẩy bởi ngày gỗ và sự hồi sinh lại cả lĩnh vực nông nghiệp, khai thác mỏ. Ngoài ra, nền kinh tế cũng đang được hưởng lợi từ việc bán kim cương được nối lại một phần. Tuy nhiên việc doanh số của bán kim cương phát hiện là tài trợ cho các nhóm vũ trang liên tôn giáo và bị cấm vận quốc tế vào năm 2013. Tuy nhiên, chính phủ đã phải vật lộn để khôi phục doanh số bán hàng và chỉ thấy một phần nhỏ doanh thu mà họ từng làm. Và khoảng 60% dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ. Các biện pháp phong tỏa, hạn chế ra đường và các biện pháp khác được thực hiện bởi chính phủ để ngăn dịch bệnh COVID-19. Nhưng đã buộc nhiều gia đình phải ở nhà, khiến họ không thể kiếm thêm thu nhập.

Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC)

Cộng hòa Dân chủ Congo - là một quốc gia ở Trung Châu Phi. Kể từ khi giành được độc lập từ Bỉ vào năm 1960, Congo đã phải chịu đựng nhiều thập kỷ độc tài tàn bạo, bất ổn về chính trị và bạo lực liên tục. Đất nước này đã bước sang một trang mới vào năm 2019, khi Félix Antoine Tshisekedi Tshilombo - con trai của lãnh đạo phe đối lập huyền thoại Etienne Tshisekedi - được bầu làm tổng thống mới của Cộng hòa Dân chủ Congo.

Cộng hòa Dân chủ Congo thường xuyên xảy ra xung đột bạo lực

Cộng hòa Dân chủ Congo thường xuyên xảy ra xung đột bạo lực

Với 80 triệu ha đất canh tác, hơn một nghìn khoáng sản và kim loại có giá tri dưới mặt đất. Độ tuổi trung bình của công dân ở quốc gia này là 17. Ngân hàng Thế giới cho biết Congo có tiềm năng trở thành một trong những quốc gia châu Phi giàu nhất và là động lực tăng trưởng cho toàn bộ lục địa. Thậm chí chỉ nhờ là nhà sản xuất Coban lớn nhất thế giới và nguồn đồng hành đầu của châu Phi, đây chính là 2 kim loại cần thiết trong sản xuất xe điện.

Nhưng dần dần bất ổn định về chính trị, tham nhũng, sự bùng phá liên tục của virus Ebola và bây giờ là đại dịch COVID-19 đang hoành hành. Điều đó đã làm nản lòng tiềm năng đáng kinh ngạc đó.

Việt Nam nghèo thứ mấy trên thế giới?

Theo tạp chí Global Finance Việt Nam đang xếp thứ 128 trong 192 quốc gia có nền kinh tế kém phát triển vào năm 2019. 

Việt Nam từ năm 1986 đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Việc này đã giúp cho nước ta từ một quốc gia nghèo trên thế giới thành nước có thu nhập trung bình thấp chỉ trong một thế hệ. Giờ đây, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có nền kinh tế ổn định, đang trên đà phát triển của Đông Á Thái Bình Dương.

Có thể thấy từ năm 2020 - 2021, GDP tăng 2,7 lần và đạt gần 2.000 USD. Cũng trong 2 năm đó, tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 32% trong năm 2011 xuống còn dưới 2%. Nhờ những năm qua có nền kinh tế ổn định, Việt Nam đã chống chịu trong 2 lần đại dịch COVID-19 bùng phát. Năm 2020, khi đại dịch bùng phát một cách mạnh mẽ thì Việt Nam lại là một trong số ít các quốc gia có GDP dương. Tuy nhiên, sang 2021 khi biến thể Delta bắt đầu hoành hành và biến chủng thì đã gây ra một cú sốc cực lớn cho nền kinh tế của nước ta. Nền du lịch đang là nền móng cho sự phát triển kinh tế, nhưng đại dịch lại một lần nữa khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Thêm vào đó, nhiều người dân phải thất nghiệp và lương thực đôi khi còn thiếu trầm trọng. 

Dịch COVID-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam

Dịch COVID-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam

So với cả thế giới thì tốc độ phát triển kinh tế của nước ta được đánh giá là khá chậm, nắm bắt tình hình chưa tốt, tỷ lệ mù chữ còn cao và khả năng tụt hậu rất cao. 

Việt Nam đang đặt ra nhiều mục tiêu và tầm nhìn trong nhiều năm tới để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Nhưng để làm được này thì nền kinh tế nước ta cần tăng trưởng bình quân hàng năm tầm 5% GDP bình quân đầu người trong 25 năm đến. 

Tóm lại, 5 quốc gia đã kể ở trên có GDP bình quân đầu người thấp được xếp theo thứ tự Burundi, Nam Sudan, Somalia, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo. Và Việt Nam đang xếp thứ 128 nước nghèo trên thế giới. Sau khi tổng hợp bài Nước nghèo nhất thế giới hiện nay là ai? Việt Nam nghèo thứ mấy trên thế giới? thì hi vọng với những bài viết này sẽ giúp ích cho bạn tăng thêm kiến thức hơn. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Thoitiet.vn để phổ cập được nhiều thông tin hữu ích nhé!

Đã cập nhật 28 phút trước
Mây rải rác 31.8°

C

F

Mây rải rác

Cảm giác như 38.6°.

Mặt trời mọc/lặn
05:34 18:16
Thấp/Cao

25.1°/36.4°

Độ ẩm

79%

Áp suất

999 mb

Tầm nhìn

7 km

Gió

2.57 km/giờ

Điểm ngưng

27.2 °C

Chỉ số UV

0