Nội dung chính
Ga Đà Lạt là nhà ga cổ được xây dựng hơn 80 năm trước với tuyến đường sắt răng cưa hiếm có trên thế giới. Trải qua bao năm tháng, nhà ga cổ nhất Đông Dương còn sót lại tại Việt Nam này vẫn luôn có một vẻ đẹp trang nhã thu hút du khách đến thăm. Cùng thoitiet khám phá nơi này nhé!
Lịch sử hình thành nhà ga Đà Lạt
Nằm trong tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt kết nối giữa thành phố ngàn hoa với Phan Rang (Ninh Thuận), ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938 bởi hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế.
Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84km được khởi công xây dựng từ năm 1908 theo lệnh Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và hoàn thành vào năm 1932. Lúc hoàn thành tuyến đường cũng là thời điểm nhà ga xe lửa Đà Lạt được xây dựng.
Toàn tuyến có tổng cộng 12 nhà ga, 5 hầm chui, và hơn 15km đường sắt răng cưa dùng để leo dốc với độ dốc trung bình 12%. Tại thời điểm đó, đường sắt và đầu máy có bánh răng cưa chỉ có ở Thụy Sĩ và Việt Nam.
Nhà ga Đà Lạt có gì?
Là một trong những địa điểm nổi tiếng được khách du lịch ghé thăm mỗi lần khi đến “xứ sở sương mù”, ga Đà Lạt có gì mà hấp dẫn du khách đến vậy. Cùng khám phá ngay nhé.
Nhà ga cao nhất Việt Nam
Vì thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, nên ga xe lửa Đà Lạt được coi là cao nhất Việt Nam. Thời điểm trước, để đến được đây, người ta đã phải nghiên cứu làm đường xe lửa răng cưa theo kiểu Thụy Sĩ dài 16km để vượt độ cao 1.000m từ đèo Sông Pha đến đất Dran của Lâm Đồng với độ dốc 12%.
Kiến trúc độc đáo của ga Đà Lạt
Mang đậm dáng dấp của các nhà ga ở miền Nam nước Pháp với mái cao và uốn hình vòm. Nhà ga Đà Lạt dài 66,5m, rộng 11,4m và cao 11m, với ba chóp nhọn ở giữa tượng trưng cho núi Langbiang – đỉnh núi cao nhất vùng. Hai bên mô phỏng mái nhà rông Tây Nguyên với khối kiến trúc trải dài như là khu vực sườn núi.
Phía trước ga, nằm giữa ba chóp nhọn là một chiếc đồng hồ rất to chỉ lại thời gian mà bác sĩ Alexandre Yersin đã phát hiện ra Đà Lạt. Sử dụng tông màu đặc trưng là nâu và vàng, một số nơi tô điểm thêm với màu trắng, đỏ và xanh tạo nên một tổng thể độc đáo, có nét cổ kính giữa lòng Đà Lạt.
Không gian cổ xưa
Là một nhà ga thuộc loại cổ xưa và đẹp ở Đông Nam Á còn sót lại, ga Đà Lạt thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến để tham quan.
Nơi đây, những món đồ như bàn ghế, quầy mua vé hay một số vật dụng khác vẫn giữ nguyên thiết kế của ngày trước. Một bức tranh thực tế về nhà ga của quá khứ, trải qua hàng chục năm được tái hiện ở ga Đà Lạt là điều mà du khách đến đây ấn tượng nhất.
Gần một thế kỷ trôi qua, nhưng kiến trúc cổ điển, không gian cổ xưa còn nguyên vẹn dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử là điều mà bất kỳ ai đến ghé thăm nơi này phải lưu lại vài tấm ảnh kỷ niệm.
Đầu máy hơi nước và đường sắt răng cưa
Để có thể kéo đoàn tàu lên dốc cũng như giữ đoàn tàu không bị tuột nhanh khi xuống dốc, ga Đà Lạt sở hữu đầu máy hơi nước có bánh xe răng cưa và có tuyến đường sắt răng cưa. Thời điểm khi ấy, chỉ Thụy Sĩ và Việt Nam có loại này.
Những năm 1972, tuyến đường sắt bị phá hủy bởi chiến tranh. Đến 1975, khi đất nước thống nhất, tuyến đường được khôi phục và chính thức kéo còi hoạt động trở lại. Nhưng chỉ sau một thời gian, do hiệu quả kinh tế mang lại kém, hệ thống đường ray và hệ thống răng cưa bị phá bỏ, các hệ thống nhà ga trên tuyến bị bỏ hoang.
Ngành đường sắt Thụy Sĩ đã ngỏ ý muốn mua lại tất cả đầu máy hơi nước chạy tuyến đường sắt răng cưa còn lại tại Việt Nam. Đến năm 1990, đề xuất được chấp nhận và các đầu máy đã hồi hương về Thụy Sĩ. Chỉ còn một đầu máy cũ còn được trưng bày tại nhà ga.
Những trải nghiệm tại ga Đà Lạt
Với giá vé tham quan ga Đà Lạt chỉ 10.000 đồng/người. Bạn có thể thoải mái tham quan nhà ga mà không giới hạn thời gian từ 8h giờ sáng đến 4 giờ 30 phút chiều. Ngoài tận hưởng thời tiết Đà Lạt se lạnh, dưới đây là một số hoạt động thú vị sau:
Checkin sống ảo
Hãy tận dụng bức tranh của thời gian này mà có cho mình những bức hình lung linh nhé. Những đường ray cũ, những toa tàu đậm dấu ấn của thời gian sẽ là những phông nền hoàn hảo cho bạn.
Cafe tại Dalat Train Villa
Có một quán café nhỏ nằm trong nhà ga, ngay bên trong toa tàu lửa lâu năm. Bạn nên thử nếu có dịp ghé tham quan ga tàu nhé.
Đi tàu từ nhà ga Đà Lạt đến Trại Mát
Hiện nay, dù đã bị tách khỏi hệ thống đường sắt Việt Nam, nhưng nhà ga vẫn duy trì một đoàn tàu du lịch gồm 1 đầu máy và 4 toa tàu di chuyển từ ga đến ga Trại Mát cách đó 7km.
Có 5 chuyến khởi hành từ Đà Lạt đến Trại Mát khởi hành tại các mốc thời gian:
- Chuyến đầu: 7h15 – 9h15
- Chuyến thứ 2: 9h20 – 11h20
- Chuyến thứ 3: 11h55 – 13h25
- Chuyến thứ 4: 13h55 – 15h30
- Chuyến cuối: 16h5 – 17h35
Giá vé tham khảo:
- Đối với khách Việt Nam giá là: 135.000 – 150.000đ vé khứ hồi và 100.000đ đối với vé 1 chiều.
- Đối với khách Nước Ngoài là: 170.000đ vé khứ hồi và 150.000đ vé 1 chiều
Xem thêm: Vườn ánh sáng Lumiere Đà Lạt địa điểm sống ảo xịn sò nhất hiện nay
Bạn vừa cùng thoitiet khám phá ga Đà Lạt, một trong những kiến trúc nhà ga nằm cao nhất tại Việt Nam và là một trong những nhà ga lâu đời còn sót lại tại Đông Nam Á. Hy vọng bạn sẽ sớm có một chuyến du lịch đến thành phố Đà Lạt và tự mình trải nghiệm nơi này nhé!
ga đà lạt,