Nội dung chính
Nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi mặt trời. Từ xa xưa, đây là hiện tượng được nhiều người quan tâm và thích thú, tuy vậy, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, hiện tượng nguyệt thực thường bị hiểu nhầm là một hiện tượng tâm linh kỳ bí. Nhưng sự thật thì nguyệt thực là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực? Hãy cùng thời tiết Hà Nội đi tìm câu trả lời ngay nhé
Nguyệt thực là gì?
Hình ảnh nguyệt thực
Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn rất hiếm gặp. Đó là thời điểm mà Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau. Vào lúc này, Trái Đất sẽ che khuất một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất, gây ra hiện tượng nguyệt thực. Tuy nhiên bởi vì Trái Đất chỉ có thể chắn được một phần của ánh sáng Mặt Trời, do kích thước chênh lệch của Trái Đất và Mặt Trời nên hiện tượng nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn, khi Mặt Trăng đi qua một phần hoặc toàn bộ bóng của Trái Đất. Như vậy là chúng tôi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi nguyệt thực là gì rồi, hãy cùng chúng tôi khám phá xem có bao nhiêu loại nguyệt thực nhé.
Có bao nhiêu loại hiện tượng nguyệt thực?
Hiện tượng nguyệt thực được phân loại gồm 3 loại là nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối.
Nguyệt thực toàn phần
Nguyệt thực toàn phần - siêu trăng máu
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này, Mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn. Khi hiện tượng này xảy ra, chỉ các tia Mặt Trời có bước sóng dài chiếu được tới Mặt Trăng, các tia sáng bước sóng ngắn đã bị bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất cản lại hết. Mặt Trăng phản xạ lại các tia mặt trời (đỏ, cam) này, khi quan sát từ Trái Đất chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng có màu đỏ tối. Hiện tượng này còn được gọi là trăng máu. Vậy là cùng với khái niệm nguyệt thực là gì, bạn còn biết thêm được hiện tượng trăng máu nữa, đây đều là những kiến thức rất thú vị và bổ ích đúng không nào?
Nguyệt thực một phần
Nguyệt thực một phần
Hiện tượng nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường gần thẳng. Khi đó, Mặt Trăng sẽ bị khuyết đi do chỉ có một phần ở vùng bóng tối của Trái Đất.
Nguyệt thực nửa tối
Nguyệt thực nửa tối
Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất nên độ sáng của hành tinh này chỉ bị giảm đi một chút. Nguyệt thực bán phần rất khó có thể quan sát được bằng mắt thường, nhưng chúng tôi tin rằng, ngay sau khi đọc bài viết này và biết được nguyệt thực là gì, bạn đã có thể quan sát và phân biệt các loại nguyệt thực trên thế giới.
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào?
Nguyệt thực có thể diễn ra từ 0 tới 3 lần trong một năm
Theo như số liệu phân tích từ của các nhà nghiên cứu thì tính từ năm 2000 TCN cho đến nay đã có hơn 7700 lần xuất hiện hiện tượng nguyệt thực. Theo đó, một năm, nguyệt thực có thể diễn ra từ 0 tới 3 lần. Hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện nhiều hơn so với các dạng khác. Năm 1982 là lần cuối cùng có tới 3 lần hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra trong cùng 1 năm.
Nguyệt thực và Nhật thực khác nhau như thế nào?
Hiện tượng nhật thực
Nguyệt thực và nhật thực là 2 hiện tượng thiên văn của vũ trụ, nhiều người hiểu nguyệt thực là gì, nhật thực là gì, nhưng không phải ai cũng biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa chúng.
Sự giống nhau
Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực đều xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng hàng với nhau. Cả 2 hiện tượng này đều có 2 dạng là một phần và toàn phần.
Điểm khác nhau
- Hiện tượng nhật thực xảy ra khi vị trí của Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời theo đường thẳng. Vì nằm ở vị trí đó nên Mặt Trăng có thể che phủ một phần hoặc toàn bộ phần ánh sáng của Mặt trời chiếu lên Trái Đất, khiến cho trời trở nên tối sầm vào giữa ban ngày. Hiện tượng này còn có thêm một dạng nữa là nhật thực hình khuyên, do Mặt Trăng ở xa Trái Đất nên không thể che khuất được hết Mặt Trời nên sẽ tạo thành hình tròn với màu đen ở giữa. Bên cạnh đó, nhật thực thường xảy ra từ 2 đến 5 lần trong 1 năm nhưng chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp nên hiếm khi được chứng kiến.
- So với nhật thực thì nguyệt thực ít khi xuất hiện hơn, nguyệt thực chỉ thường xảy ra từ 0 đến 3 lần trong 1 năm và cứ 5 năm sẽ có 1 năm không diễn ra hiện tượng này. Mỗi khi hiện tượng nguyệt thực xảy ra, có tới một nửa Trái Đất có thể quan sát được.
Xem Thêm: Thủy triều là gì? Tại sao lại có thủy triều?
Hi vọng rằng, qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu nguyệt thực là gì, cũng như biết được những điểm thú vị về nguyệt thực. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm về hiện tượng nhật thực nhé.