Nội dung chính
Mặt trời mọc hướng nào? Vì sao mặt trời lại chỉ mọc ở một hướng và lặn ở một hướng cố định trên Trái Đất?. Đây là một trong "mười vạn câu hỏi vì sao" cực kỳ phổ biến. Trong bài viết này, thoitiet.vn sẽ giải thích thắc mắc này giúp bạn, bật mí là có rất nhiều kiến thức thú vị xung quanh chủ đề này đấy nhé.
Mặt trời mọc hướng nào và lặn ở hướng nào?
Mặt trời mọc (trong tiếng Hán gọi là "nhật thăng" hay "nhật xuất") là một khoảnh khắc mà chúng ta quan sát thấy mặt trời "trồi lên" từ đường chân trời phía Đông. Mặt trời mọc là thời điểm kết thúc và chuyển giao giữa ban đêm và ban ngày. Tương tự như vậy, vào các buổi chiều tối, nếu trời quang mây tạnh thì bạn có thể quan sát được mặt trời lặn xuống ở đường chân trời phía Tây. Đó là thời điểm kết thúc ban ngày và bắt đầu màn đêm. Như vậy, bạn đã trả lời được cho câu hỏi mặt trời mọc hướng nào rồi nhé. Nếu ở trên Trái Đất, mặt trời sẽ mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây.
Mặt trời mọc hướng Đông và lặn ở hướng Tây
Nhưng thực sự để nói về vị trí chính xác theo thời gian thì mặt trời không hẳn mọc cố định từ hướng Đông và lặn ở hướng Tây. Nếu ở trên Trái Đất, do trục nghiêng ~23 độ và mặt trời cũng đang tự chuyển động theo quỹ đạo quanh thiên hà nên thời điểm mặt trời mọc và lặn sẽ có một chút khác biệt nhỏ vào mỗi thời điểm.
Cụ thể:
- Vào ngày Xuân Phân (21-22/03 dương lịch) và Thu Phân (23-24/09 dương lịch): mặt trời di chuyển đúng vị trí quỹ đạo nên sẽ mọc chính xác ở hướng chính Đông và lặn hướng chính Tây.
- Vào ngày Hạ Chí (21-22/06 dương lịch): Mặt trời mọc hơi xa về phía Đông Bắc và lặn xa về phía Tây Bắc
- Vào ngày Đông Chí (21-22/12 dương lịch): Mặt trời mọc ở hướng Đông Nam và lặn ở Tây Nam.
So sánh vị trí mặt trời mọc và lặn ở các thời điểm khác nhau trong năm
Vậy thì mặt trời mọc lúc mấy giờ?. Do có sự khác biệt về mùa nên thời điểm mặt trời mọc và lặn trong ngày cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như vào mùa hè, bạn có thể thấy mặt trời mọc lúc khoảng 5 giờ sáng và lặn lúc 18h30 tối. Nhưng vào mùa đông thì mặt trời mọc muộn hơn, có thể lúc 6 giờ sáng và lặn sớm hơn một tí lúc 18h tối. Người ta gọi là ngày dài đêm ngắn và ngày ngắn đêm dài là vì nguyên nhân này.
Vị trí mặt trời mọc và lặn ở các thời điểm trong năm (Image Credit & Copyright: Zaid M. Al-Abbadi)
Hiện tượng ngày và đêm do sự tự quay của Trái Đất
Trái Đất của chúng ta không phải dạng phẳng như nhiều người lầm tưởng mà nó có dạng hình cầu hơi dẹt về trung tâm. Trái Đất sẽ quay quanh ngôi sao chủ của nó (mặt trời) theo quỹ đạo một vòng trung bình là 365 ngày. Trái Đất cũng vừa tự quay quanh trục của chính mình một vòng chu kỳ mất khoảng 24 giờ. Vì Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên sẽ luôn có 1 mặt sẽ nhận được ánh sáng từ mặt trời, gọi là ban ngày, ngược lại một mặt luôn chìm trong bóng tối do bị khuất ánh sáng, người ta gọi là ban đêm. Chính vì việc tự quay quanh trục nên ngày và đêm đều luân phiên nhau, ban ngày bắt đầu từ thời điểm mặt trời mọc và ban đêm bắt đầu khi mặt trời lặn hẳn đi.
Từ hiện tượng mặt trời luôn mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây, con người đã dựa vào đó để tìm đường ra khi bị lạc ở trong rừng hoặc trên sa mạc,… Họ chỉ cần đi về hướng Đông, nơi mặt trời mọc, hoặc hướng Tây nơi mặt trời lặn là sẽ tìm được đường thoát.
Nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng mặt trời mọc và mặt trời lặn?
Đây là một câu hỏi rất hay, các nhà thiên văn học cho rằng, Trái Đất chúng ta không ngừng tự quay quanh trục của chính nó với tốc độ khoảng 1670 km/giờ. Hướng tự quay của Trái Đất luôn là từ Tây sang Đông, tuy vậy, tất cả chúng ta trên hành tinh này đều không thể cảm nhận được là Trái Đất đang quay vòng. Ngoài ra, chúng ta nhìn thấy hầu như các thiên thể trên bầu trời đều di chuyển từ Đông sang Tây (tức là ngược hướng với chiều quay của Trái Đất). Và tất nhiên mặt trời cũng nằm trong số đó, do sự tự quay của Trái Đất từ hướng Tây sang Đông nên chúng ta luôn thấy mặt trời mọc hướng Đông và lặn ở hướng Tây, đó gọi là "chuyển động biểu kiến một ngày" của mặt trời. Nếu Trái Đất vẫn duy trì hướng quay của mình, không có sự biến đổi nào cả thì hiện tượng mặt trời mọc đằng đông lặn đằng tây sẽ tiếp tục mãi như vậy.
Nguyên nhân của hiện tượng mặt trời mọc và lặn do sự tự quay quanh trục của Trái Đất
Có phải mặt trời luôn mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây trên tất cả hành tinh không?. Câu trả lời là không, bởi vì trong hệ mặt trời của chúng ta có một hành tinh có chiều quay quanh trục ngược hướng với chúng ta đó là sao Kim (Venus). Hành tinh "chị em" với Trái Đất này luôn xoay quanh trục từ hướng Đông sang Tây, đây gọi là "sự nghịch hành", do đó nếu chúng ta ở trên hành tinh này thì sẽ thấy mặt trời mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông, rất thú vị phải không nào. Nhưng để sống sót được trên hành tinh này là điều không tưởng khi nhiệt độ bề mặt của sao Kim luôn duy trì ở mức hơn 400 độ C, chưa kể áp suất khí quyển rất lớn và nồng độ CO2 dày đặc do hiệu ứng nhà kính sẽ khiến cho mọi sinh vật không thể tồn tại.
Hướng dẫn cách xác định mặt trời mọc và lặn ở hướng nào
Tuỳ vào mỗi thời điểm trong năm mà mặt trời sẽ mọc ở vị trí khác nhau, việc xác định vị trí mặt trời mọc và lặn giúp bạn dễ biết được phương hướng khi đi tới một khu vực lạ mà không có la bàn hay các thiết bị hiện đại trong tay. Dưới đây là những cách đơn giản giúp bạn có thể xác định được chính xác các phương hướng của mặt trời.
Xác định phương hướng bằng cách quan sát trực tiếp
Chúng ta chia thành 4 hướng chính là đông, tây, nam, bắc. Buổi sáng mặt trời mọc hướng Đông và chiều lặn ở hướng Tây. Đây là cách xác định rất đơn giản đã được áp dụng từ thời xa xưa nhưng độ chính xác của nó chỉ mang tính tương đối. Nhưng nó cũng đủ để bạn xác định được hướng đi nếu bị lạc sâu trong rừng, giữa sa mạc khô cằn hay đại dương mênh mông.
Xác định hướng mặt trời mọc và lặn theo phương pháp Owen Doff
Phương pháp này được phi công người Anh – Owen Doff tìm ra. Để sử dụng, trước hết ta cắm cố định một chiếc gậy vuông góc với mặt đất rồi đánh dấu đỉnh bóng ban đầu của gậy là T. Đợi khoảng sau 15 đến 30 phút, bóng gậy sẽ khác đi so với vị trí ban đầu, lúc này bạn đánh dấu là Đ. Sau đó nối hai điểm T và Đ lại với nhau tạo thành một đường thẳng chỉ hướng Đông Tây. Với điểm T tương ứng với hướng Tây và Đ tương ứng với hướng Đông. Phương pháp này đã được đánh giá là mang lại kết quả chính xác rất cao và đã được rất nhiều nhà thám hiểm sử dụng.
Mô tả cách xác định mặt trời mọc hướng nào bằng phương pháp Owen Doff
Xác định mặt trời mọc hướng nào dựa theo kinh nghiệm
- Những công trình kiến trúc có phía mọc nhiều rêu và ẩm thấp thì đó là hướng Bắc. Vì mặt trời không đi qua hướng này nên tạo môi trường thuận lợi cho các sinh vật ưa ẩm phát triển.
- Khi di chuyển trong rừng mà thấy ổ kiến lớn thì vị trí tổ kiến sẽ hướng về phía Nam.
- Cũng có thể xác định hướng thông qua vòng tuổi của các cây bị cưa ngang, nếu phía bị cưa có nhiều vòng tuổi ken hơn thì đó là hướng Bắc.
- Các nhà thờ nằm độc lập thì cửa chính luôn hướng về phía Tây.
- Quan sát các cây lâu năm, phần cây nào xù xì, ẩm ướt hơn thì đó là hướng Bắc.
Có một cách đơn giản khác là quay mặt về hướng mặt trời mọc vào buổi sáng, sau đó dang ngang 2 tay vuông góc với cơ thể. Khi đó, trước mặt chúng ta là hướng Đông, tay trái sẽ chỉ phía Bắc, tay phải chỉ phía Nam và lưng của ta hướng về phía Tây.
Nhiều nhà thám hiểm hoặc thuyền viên thường sử dụng la bàn để dễ dàng xác định phương hướng, nhưng bạn có biết vì sao kim la bàn luôn chỉ về phía Bắc hay không?
Dù ở đâu trên Trái Đất, kim la bàn cũng luôn chỉ về hướng Bắc (North)
La bàn là một dụng cụ hữu ích trong địa lý gồm kim nam châm có hai cực bắc – nam quay tự do quanh một trục. Do ảnh hưởng của từ trường trái đất nên cho dù đặt ở bất cứ đâu song song với mặt đất, chiếc kim la bàn cũng luôn quay về hướng bắc. Khi xác định được hướng bắc sẽ tìm ra hướng nam, sau đó là hướng đông và hướng tây. La bàn thường có hai kim trái chiều và để phân biệt, người ta thường sơn bằng hai màu khác nhau và đánh dấu hướng Bắc bởi ký hiệu N (North) và hướng Nam bởi ký hiệu S (South).
Thuyết địa tâm và thuyết nhật tâm
Từ thời xa xưa, khi con người chưa tiếp cận được nhiều với thiên văn học, bất kỳ ai ngước nhìn lên bầu trời cũng đều nghĩ rằng Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ. Còn các thiên thể khác như mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác đều đang xoay quanh chúng ta. Tư tưởng này giới khoa học và thiên văn học gọi là thuyết địa tâm. Tuy nhiên, thuyết địa tâm này về sau đã được các nhà thiên văn học chứng minh là sai lầm khi họ nhận ra rằng mặt trời không đi theo một lộ trình chính xác hằng ngày như mọi người suy đoán. Đồng thời các hành tinh khác và mặt trăng cũng không phải di chuyển xung quanh Trái Đất. Đó là thời điểm ra đời của một thuyết mới gọi là thuyết nhật tâm được đề xuất bởi nhà thiên văn học Aristarchus người Hy Lạp vào thể kỷ thứ 3 trước công nguyên.
Nhà thiên văn học người Italy Galileo Galilei (1564 - 1642)
Mãi đến những năm thập niên của thế kỷ 16, cụ thể là vào năm 1633, nhà thiên văn học tài ba Galileo (Ga-li-lê) đã thách thức trực tiếp đến Giáo hội Thiên chúa giáo rằng mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ và Trái Đất và các hành tinh khác đều xoay quanh nó. Giáo hoàng cho rằng Galileo đã đi ngược lại với những gì được ghi chép trong Kinh thánh và kết tội nhà thiên văn Italy theo tà giáo. Sau đó ông bị giam lỏng tại gia và buộc phải công khai rút lại các học thuyết của mình. Khi bước ra khỏi phòng xét xử, Galileo hét lớn "Dù sao Trái Đất vẫn quay!", câu nói này đã trở thành một "di sản" và Việt Nam ta có hẳn một bài dạy này cho các em học sinh trong sách giáo khoa Tiếng Việt sau này. Đến năm 1642, người ta phát hiện Galileo đã qua đời tại tư dinh của mình trên sườn đồi ở ngoại ô thành phố Florence.
Lời kết
Trên đây là bài viết giúp bạn trả lời cho câu hỏi mặt trời mọc hướng nào và lặn ở hướng nào?. Hi vọng với những thông tin trong bài viết này bạn đã mở mang thêm nhiều kiến thức bổ ích. Theo dõi website thời tiết của chúng tôi để không bỏ lỡ nhiều thông tin thú vị cũng như tra cứu chính xác về tình hình thời tiết hằng ngày nơi bạn đang sống nhé.