Thành phố của bạn: Hà Nội Thay đổi
Giờ địa phương: 15:53 | 25/04/2024

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bên cạnh việc tạo nên những lợi ích về công nghệ, nâng cao đời sống hiện đại hơn. Thì con người cũng đã và đang góp phần gây nên ảnh hưởng nhiều đến hiện tượng thời tiết và khí hậu ở tất cả các khu vực trên thế giới. Một trong số đó phải kể đến là việc trái đất đang nóng lên hay còn gọi là hiện tượng nóng lên toàn cầu. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng thời tiết này, hãy khám phá nó qua bài viết này nhé!

Hiện tượng nóng lên toàn cầu được hiểu như thế nào?

Hiện tượng nóng lên toàn cầu là gì

Hiện tượng nóng lên toàn cầu là gì?

Khái niệm

Hiện tượng nóng lên toàn cầu là hiện tượng mà nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên Trái Đất tăng dần lên theo các quan sát trong hàng chục năm gần đây. Hiện tượng này được xem là sự thay đổi của khí hậu trong các khoảng thời gian, có thể xác định và so sánh được. Trước đây, hiện tượng này chỉ hay xuất hiện ở 1 vài khu vực và trong 1 giai đoạn nhất định do tự nhiên gây ra (Một vài yếu tố như: Thay đổi quỹ đạo của trái đất, sự biến đổi của hải lưu, sự chuyển đổi trong nội bộ hệ thống khí quyển,...). Tuy nhiên, về sau này, dưới sự phát triển của con người, hàm lượng thải khí CO2 tăng cao. Vì vậy nên hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn và phủ rộng trên phạm vi toàn cầu.

Thực trạng của hiện tượng nóng lên toàn cầu hiện nay

Thực tế Trái Đất bắt đầu nóng lên từ giai đoạn năm 1950 do hiệu ứng nhà kính tạo nên. Nếu việc phát thải không được kiểm soát, giới khoa học tin rằng nhiệt độ của trái đất có thể tăng quá 4,5°C. Mức nhiệt độ này sẽ làm biến đổi và làm hành tinh chúng ta suy yếu khả năng hỗ trợ của Trái Đất cho lượng dân số khổng lồ hiện tại.

Theo những nhà khoa học thuộc NASA, trong giai đoạn năm 1880 – 2013, chỉ trong 13 năm kể từ năm 2000, Trái Đất đã xuất hiện 9 lần tương ứng với 9 năm có mức nhiệt độ trung bình cao kỷ lục.

Theo số liệu của NOAA, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm 2013 là 14,52°C, cao hơn 0,62°C so với nhiệt độ trung bình của thế kỷ 20, năm 2014 cao hơn 0,8°C so với năm 1880.

Theo báo cáo của WMO thuộc Liên hợp quốc, Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhận định, dù không bị tác động nhiều của hiện tượng El Nino, song năm 2017 vẫn là năm nóng nhất.

Tình trạng này đã kéo nhiệt độ tại vùng Bắc Cực tăng bất thường vào năm 2018, trong khi châu Âu và Bắc Mỹ phải hứng chịu mùa Đông lạnh hơn. Thực tế, ở Australia và Argentina đã hứng chịu nhiều đợt nắng nóng với nhiệt độ cao. Trong khi hạn hán vẫn tiếp diễn ở một vài nước châu Phi như Kenya, Somalia và thành phố Cape Town của Nam Phi.  

Các nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên toàn cầu

Nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên toàn cầu

Nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên toàn cầu

Theo đa số các học giả về hiện tượng biến đổi khí hậu, một vài nguyên nhân gây nên sự nóng lên toàn cầu có thể là do nguyên nhân tự nhiên hoặc nguyên nhân nhân tạo bởi chính hành động của con người gây ra. 

Nguyên nhân tự nhiên

Nguyên nhân tự nhiên đã góp phần vào sự nóng lên toàn cầu trong hàng ngàn năm. Tuy nhiên, các nguyên nhân này không đủ quan trọng để làm phát sinh thay đổi khí hậu đến mức báo động mà toàn bộ hành tinh đang phải chịu đựng ngày hôm nay. Điều này gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho toàn thế giới. Một số nguyên nhân tự nhiên góp phần làm trái đất nóng lên như:

Hoạt động của năng lượng mặt trời

Một trong những nguyên nhân tự nhiên đầu tiên là do hoạt động năng lượng mặt trời có sự gia tăng lớn gây ra các chu kỳ gia tăng nhiệt ngắn hạn. Mặt trời ngày càng lớn hơn và vì thế, nó cũng tạo ra nhiều bức xạ hơn trong quá trình hoạt động tổng hợp hạt nhân của nó. Chúng ta biết rằng các tia của Mặt trời có hại bị lệch hướng nhờ vào tầng ôzôn và từ trường của Trái đất. Tuy nhiên, chúng lại góp phần gây ra sự biến đổi của khí hậu. Vì một phần bức xạ này vẫn còn trong khí quyển, chúng được lưu giữ dưới dạng nhiệt và làm tăng nhiệt độ trung bình của hành tinh chúng ta lên.

Sự gia tăng hơi nước

Một loại nguyên nhân tự nhiên khác đang góp phần gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự gia tăng hơi nước trong bầu khí quyển, khiến nhiệt độ trung bình tăng dần theo thời gian và góp phần làm chính nó nóng lên. Hơi nước là một loại khí nhà kính, có khả năng giữ nhiệt một cách tự nhiên. Nó góp phần vào hiệu ứng nhà kính tự nhiên và chính nhờ vào hơi nước mà chúng ta có thể tồn tại được trong nhiệt độ dễ chịu này để hình thành sự sống.

Vấn đề là khi chúng ta sửa đổi phần này của chu trình nước và tạo nhiều hơi nước hơn. Thì đây là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, vừa nhân tạo vừa tự nhiên. Lượng hơi nước trong khí quyển càng lớn thì theo đó khả năng giữ nhiệt càng lớn.

Các chu kỳ của khí hậu

Nguyên nhân tự nhiên cuối cùng gây sự nóng lên toàn cầu là do chu kỳ khí hậu thường xuyên. Các chu kỳ này phải với tia nắng của mặt trời . Theo cách này, nếu Mặt trời là nguồn năng lượng, điều đó sẽ thúc đẩy khí hậu trái đất, hợp lý là bức xạ mặt trời cũng có một vai trò chủ yếu trong sự thay đổi của nhiệt độ mà hành tinh chúng ta đang phải trải qua.

Nguyên nhân do con người

Mặc dù các nguyên nhân tự nhiên đóng vai trò chủ yếu trong việc nóng lên toàn cầu, nhưng nguyên nhân nhân tạo do con người chúng ta gây nên là những thứ đang gây ra sự tàn phá nặng nề nhất trên Trái đất. Hầu hết các nguyên nhân nhân tạo là kết quả của việc tăng khí nhà kính mà con người tạo ra. Hiệu ứng nhà kính nguyên nhân do phát carbon dioxide và là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay. Loại phát xạ này đã trở thành một trong những mối nguy hiểm thực sự và đe dọa cho sự sống chúng ta. Đó là lý do tại sao hầu hết những chuyên gia luôn tìm kiếm những giải pháp tức thời để đánh bại sự tác động tàn phá này. Một số nguyên nhân nhân tạo các bạn nên biết qua như:

Tăng lượng thải khí nhà kính

Các khí thải carbon dioxide là kết quả của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và phần lớn sự đốt cháy này là do quá trình sản xuất điện và khí đốt của những người sử dụng ô tô hàng ngày trên thế giới. Khi thời gian trôi qua và dân số Trái Đất cứ tăng lên, sẽ ngày càng có nhiều khí thải nhiên liệu hóa thạch hơn. Điều này tác động tiêu cực đến môi trường và tạo nên sự nóng lên toàn cầu, đạt đến thời điểm nhiệt độ khá cao, gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho thiên nhiên và con người.

Chúng ta phải hiểu động lực học khí quyển là thứ liên tục dao động bởi sự tập trung của nhiều loại khí khác nhau có trong bầu khí quyển. Hơn thế, với khí CO2, sự cân bằng không phải lúc nào cũng như nhau, vì có rất nhiều sinh vật cùng thực hiện quang hợp và sử dụng khí này để tồn tại.

Nạn phá rừng nghiêm trọng

Một nguyên nhân khác tạo nên sự nóng lên toàn cầu là nạn phá rừng do con người chúng ta làm nên. Việc này khiến lượng khí carbon dioxide tăng lên nhiều trong bầu khí quyển. Cây cối sẽ chuyển đổi CO2 thành oxy thông qua quang hợp và với nạn phá rừng sẽ làm giảm số lượng cây có sẵn để chuyển CO2 thành oxy. Kết quả của việc này là sẽ có một lượng lớn CO2 trong khí quyển, dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.

Nạn phá rừng hiện nay đang ở mức báo động

Nạn phá rừng hiện nay đang ở mức báo động

Việc phá rừng cũng làm suy giảm sự đa dạng của sinh học do chia cắt và phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loài. Hiện này, tốc độ phá rừng không ngừng và dự kiến ​​đến năm 2050, hơn một nửa diện tích của rừng nhiệt đới Amazon sẽ bị tàn phá.

Phân bón dư thừa

Lạm dụng phân bón trong nông nghiệp là một trong các nguyên nhân quan trọng nhất làm gia tăng quá mức nhiệt độ trung bình. Những loại phân bón này có chứa hàm lượng oxit nitơ cao, có hại rất nhiều so với carbon dioxide. Khi dân số tăng lên, dẫn đến nhu cầu về thực phẩm tăng. Vì thế, diện tích canh tác sẽ gia tăng và việc sử dụng phân bón cũng từ đó tăng theo.

Việc sản xuất và cung cấp lương thực đòi hỏi phải thu hoạch nhanh chóng, dẫn đến sử dụng bừa bãi phân bón, thuốc diệt cỏ, trừ sâu, diệt nấm và mọi thứ liên quan để làm tối ưu hóa sự sinh trưởng của cây trồng. Cần luôn phải suy nghĩ tiêu thụ các sản phẩm địa phương không cần nhiều phân bón và lượng khí thải nhà kính trong quá trình vận chuyển là tối thiểu.

Khí mêtan

Nguyên nhân cuối cùng cần xem xét lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và điều đó phải được tính đến là khí metan. Loại khí này có một loạt các đặc tính gây hiệu ứng nhà kính lớn hơn nhiều Chính CO2. Mêtan cũng được tạo ra thông qua sự phân hủy của chất thải được chôn lấp và trong tất cả mọi thứ liên quan đến chủ đề phân. Các chất hữu cơ bị phân hủy và trong điều kiện bị thiếu oxy sẽ tạo ra khí mêtan. Khí này sẽ ngày càng tăng nồng độ và khả năng tích trữ nhiệt là rất lớn, gây ra hiện tượng nóng lên của Trái Đất.

Như bạn đã thấy, có nhiều nguyên nhân khiến trái đất nóng lên và gây nguy hiểm cho hành tinh.

Cách đây vài ngày, có thể khẳng định rằng năm 2015 đã nóng nhất trong lịch sử. Thực tế đáng lo ngại này cùng với việc thời tiết ngày càng khắc nghiệt, các hiện tượng thiên tai như bão, lốc xoáy, lũ lụt… sẽ phần nào đánh mạnh vào tâm lý của xã hội loài người để có thể tìm kiếm giải pháp càng sớm càng tốt.

Đối mặt với tình huống cấp bách này, chính phủ của các cường quốc trên thế giới phải nhanh chóng hành động và chấm dứt sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu mà chúng ta đang phải gánh chịu mỗi ngày.

Các biểu hiện của hiện tượng nóng lên toàn cầu

Thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt

Tất cả các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thiên tai như: Lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết…

Thực tế cho thấy rằng, chúng ta đã và đang phải đón nhận sự thịnh nội của thiên nhiên, phải đón những trận mưa dữ dội hơn vào mùa hè, nắng nóng, khô hạn ngày càng trở nên khắc nghiệt và kéo dài hơn…

Dưới sự tác động của sự nóng lên của Trái đất làm thời tiết khắc nghiệt hơn

Dưới sự tác động của sự nóng lên của Trái đất làm thời tiết khắc nghiệt hơn

Nước biển không ngừng tăng cao và đang dần ấm lên

Trong thế kỷ qua, mực nước biển dâng với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm. Từ giai đoạn năm 1993 - 2000, mực nước biển đã dâng đến khoảng 2,9 - 3,4 ± 0,4 - 0,6 mm/năm, chủ yếu là do hậu quả của sự giãn nở nhiệt, nóng lên và sự tan chảy của các tảng băng lớn. Vì thế, lượng nước do băng tan ở các con sông băng, núi băng đã góp phần thêm một lượng lớn nước vào đại dương. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra, các hòn đảo hoặc vùng đất thấp có thể bị nhấn chìm mọi lúc.

Hiện tượng băng tan ra ở hai cực

Qua việc nghiên cứu thực nghiệm, vùng biển ở Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần so với mức nóng trung bình trên toàn cầu. Diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ toàn băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại. Theo thống kê của trung tâm Dữ liệu Băng tuyết quốc gia Hoa Kỳ, tính đến ngày 16/9/2012, diện tích băng ở vùng Bắc Cực chỉ còn 3,4 triệu km2. Nói cách khác, băng ở biển Bắc Cực đã bị mất khoảng 80% khối lượng của nó tại thời điểm hiện tại.

Nhiệt độ liên tục thay đổi theo thời gian

Theo số liệu thống kê, 10 năm đầu của thế kỷ 21 đã đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ lớn với sức nóng đạt kỷ lục của Trái đất. Nhiệt độ trung bình của toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74°C trong thế kỷ qua. Theo như nghiên cứu của những nhà Khoa học thuộc trường ĐH tiểu bang Oregon và ĐH Harvard (Mỹ), họ đã kết luận rằng, nhiệt độ Trái đất hiện tăng cao nhất trong 11.000 năm qua và có thể còn tăng thêm 5°C nữa trong 100 năm tới.

Nồng độ Carbon dioxide trong bầu khí quyển đang tăng lên 

Bằng việc phân tích những bong bóng khí trong băng ở Nam Cực và Greenland, các nhà khoa học đã kết luận rằng, 650.000 năm qua, nồng độ khí CO2 dao động từ khoảng 180 - 300ppm (đơn vị dùng để đo lường, để diễn đạt nồng độ theo khối lượng, tính theo tỉ lệ phần triệu). Việc phân tích các đồng vị của carbon có trong khí quyển cho thấy sự gia tăng CO2 trong bầu khí quyển là kết quả của sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và nạn đốt rừng, chứ không phải là kết quả của quá trình tự nhiên. 

Carbon dioxide là một khí nhà kính, làm tăng tính hiệu ứng nhà kính của bầu khí quyển. Do đó dẫn đến sự nóng lên của Trái đất.

Hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu mang lại

Thay đổi mực nước biển của toàn cầu

Hơn cả một thế kỷ qua, mực nước biển đã tăng lên từ khoảng 4-8 inch. Dư tính đến năm 2100, nó sẽ dâng lên khoảng 35 inch. Đó là hậu quả của sự nóng lên của Trái Đất khiến cho các lớp băng phải tan chảy, nước đổ dồn về đại dương nhiều. Với sự gia tăng như thế sẽ làm cho nhiều vùng ở thấp, như vùng bờ biển Vịnh Hoa Kỳ và Bangladesh, các đảo như Lakswadweep, sẽ chìm trong nước. Nếu tất cả các dải băng của Nam Cực tan chảy, mực nước biển của toàn cầu dự kiến sẽ tăng đến 10,5 mét.

Sự thay đổi mạnh mẽ của các mô hình khí hậu 

Đối với lượng nước mưa: Sẽ tăng nhiều ở các vùng xích đạo, vùng cực và các vùng cận cực, giảm ở các vùng nhiệt đới. Điều này sẽ gây ra nạn hạn hán ở một số vùng, trong khi ở các vùng khác sẽ xảy ra lũ lụt.

Đối với nhiệt độ của nước biển: Trái đất càng nóng lên, nhiệt độ của nước biển ngày càng tăng, dẫn đến các hiện tượng thiên tai như bão, cuồng phong… xảy ra nhiều.

Nói chung, hành tinh sẽ phải chịu các điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, đặc trưng là lũ lụt và hạn hán, các đợt nắng nóng, các đợt lạnh, và các cơn bão oái oăm như bão và lốc xoáy.

Các loài động, thực vật bị tuyệt chủng

Sự biến đổi khí hậu sẽ làm mất đi môi trường sống của nhiều loài động vật như gấu Bắc cực và ếch nhiệt đới. Quan trọng hơn đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong mô hình khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mô hình di cư của các loài chim khác nhau. Với các mô hình bất thường của lượng mưa sẽ ảnh hưởng nhiều đến động vật và con người.

Theo IPCC, việc nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 - 2,5°C sẽ làm cho 20 – 30% các loài dễ bị tuyệt chủng, tăng khoảng 3,5°C sẽ làm cho 40 – 70% loài dễ bị tuyệt chủng.

Ảnh hưởng nặng nề tới đời sống con người 

Hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ tác động mạnh đến việc cung cấp nước và lương thực, thực phẩm cũng như các điều kiện về y tế của chúng ta. Sự thay đổi về lượng mưa sẽ ảnh hưởng mạnh đến các nhu cầu cơ bản như nông nghiệp, sản xuất điện v.v… Tăng nhiệt độ nước biển thì sẽ cản trở các hoạt động của thủy sản.

Các bệnh truyền nhiễm từ đó sẽ tăng lên vì các côn trùng truyền bệnh luôn dễ thích nghi với môi trường ẩm ướt, điều kiện nóng. Nhiều người sẽ có thể chết vì suy dinh dưỡng do sản xuất lương thực sẽ giảm bởi ảnh hưởng hạn hán và lũ lụt thường xuyên.

Không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều tác hại đến đời sống của loài người. Đặc biệt là trong việc sinh hoạt và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Theo như dự đoán, số lượng bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn và các bệnh về phổi dự kiến sẽ tăng đến 10% tại các đô thị, thành phố lớn.

Chúng ta cần làm gì để hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu?

Giảm thiểu lượng rác thải và tái chế chúng

Việc đốt cháy các loại rác thải sẽ làm sản sinh ra nhiều khí CO2, đây cũng là một trong những tác nhân chính đe dọa đến sự an toàn của bầu khí quyển. Bằng việc tái chế một nửa các chất thải gia đình, bạn có thể tiết kiệm được 2400 pound carbon dioxide mỗi năm. 

Sử dụng xe ít hơn để làm giảm nóng lên toàn cầu

Lái xe ít hơn bằng với lượng khí thải sẽ ít hơn. Ngoài ra, việc đi bộ hoặc đi xe đạp còn là những hình thức giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe .

Tiết kiệm các nguồn năng lượng

Từ những việc tưởng chừng như đơn giản như tắt điện, khóa vòi nước, tắt tivi, máy tính khi không sử dụng cũng là một hành động nhỏ góp phần bảo vệ hành tinh của chúng ta . 

Trồng cây, gây rừng, góp phần làm giảm sự nóng lên toàn cầu

Trồng cây, gây rừng sẽ góp phần làm giảm sự nóng lên toàn cầu

Trồng cây, gây rừng sẽ góp phần làm giảm sự nóng lên toàn cầu

Ai cũng biết rằng, trong quá trình quang hợp, cây sẽ lấy đi khí CO2 và trả lại khí oxi. Nhưng hiện nay, cây cối đang dần mất đi do nạn phá rừng, thay vào đó là hàng tấn khí thải từ các xe cộ, nhà máy, điều này sẽ tác động trực tiếp tới tương lai của Trái Đất, sẽ chẳng còn “xanh” như ta thường nói về.

Hạn chế sử dụng các túi nilon 

Túi nilon được coi như là khắc tinh muôn thuở của Trái Đất bởi phải tốn hàng trăm, hàng nghìn năm chúng mới có thể phân hủy. Và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của con người. Hơn thế, trong quá trình sản xuất các loại túi nilon còn cần dùng đến dầu mỏ, khí đốt, kim loại nặng, hóa chất, phẩm màu… đều là những thành phần có hại về mọi mặt.

Khai thác những nguồn năng lượng mới

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ ngày càng cạn kiệt đi nếu như con người không chịu tìm kiếm thêm nguồn nhiên liệu mới. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, các chuyên gia đã khám phá ra những nguồn năng lượng mới, an toàn với môi trường như nguồn năng lượng từ mặt trời, gió, nhiệt, sóng biển và ethanol từ các cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước,…

Ứng dụng công nghệ mới trong công cuộc bảo vệ trái đất

Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến hành các thử nghiệm mới như quá trình can thiệp của kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời… nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Ngoài các giải pháp trên, họ còn tính đến những kỹ thuật phát tán hạt sulfate vào trong không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh khí quyển như quá trình núi lửa phun nhan thạch, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch đi ánh sáng mặt trời. Hoặc phủ vỏ trái đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ lại ánh sáng mặt trời, tạo nên các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng có thể hấp thụ nhiều CO2 hơn…

Bảo vệ Trái Đất Xanh - Sạch - Đẹp

Hãy bảo vệ Trái Đất chúng ta Xanh - Sạch - Đẹp

Môi trường, thiên nhiên là chính cuộc sống của con người chúng ta. Vì thế cần phải hành động ngay, áp dụng mọi biện pháp vào thực tiễn để góp phần đẩy lùi ô nhiễm, ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu có thể xảy ra. Khi môi trường xanh đẹp thì mới đem lại sự phát triển trên toàn diện. Tạo nên sự bền vững cho nền kinh tế, xã hội và cuộc sống của người dân. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng nóng lên toàn cầu, nắm rõ được tình hình thời tiết và khí hậu của nước ta và góp một phần công sức trong công cuộc bảo vệ Trái Đất Xanh – Sạch – Đẹp

Đã cập nhật 20 phút trước
Mây rải rác 33.8°

C

F

Mây rải rác

Cảm giác như 40.1°.

Mặt trời mọc/lặn
05:29 18:18
Thấp/Cao

25.4°/37.8°

Độ ẩm

75%

Áp suất

1001 mb

Tầm nhìn

7 km

Gió

3.6 km/giờ

Điểm ngưng

28.9 °C

Chỉ số UV

0.51